Tôi tự học Tâm lý học

Giới thiệu: trong chuỗi bài này (chưa rõ bao nhiêu post), tôi sẽ kể về thực tế và đánh giá cá nhân về quá trình tự học TLH của bản thân. Hy vọng sẽ bổ ích cho mọi người, và sẽ nhận được nhiều thảo luận để tất cả đều học và hưởng lợi.

Phần 1. Học TLH để làm gì?

Theo tôi, một người có thể có nhu cầu học TLH vì một trong các mục đích sau:

  • học vì tò mò, muốn tìm hiểu rộng về TLH để biết
  • học để hướng đến một bằng cấp
  • học vì một mục đích cụ thể, vì dụ để hiểu con trẻ, hoặc ứng dụng trong công việc.

Nếu là mục đích đầu, thì bạn có thể sẽ hoang mang sau một thời gian. Lý do là vì TLH quá rộng, không nên nhìn nhận như 1 lĩnh vực mà như một tập hợp các lĩnh vực liên quan đến nhau. Tôi hay so sánh TLH với Vật lý học, nếu bạn ko được học Vật lý rất nhiều ở phổ thông, thì chắc chắn bạn sẽ ngợp khi bắt tay vào tìm hiểu, vì quá nhiều các mảng khách nhau như chuyển động, điện, quang, chưa kể các lĩnh vực vĩ mô như VL thiên văn hay vi mô như VL nano. Mà TLH còn phức tạp hơn vì đối tượng là tâm trí, ko phải là môn khoa học chặt chẽ như Vật lý với đối tượng là vật chất. Mà có lẽ vì ko đủ chặt chẽ nên TLH chưa đc đưa vào dạy ở trường phổ thông - cũng là đáng tiếc.

Như thế, cách tốt nhất là bạn cứ tìm hiểu rộng 1 t/g, rồi chọn cho mình 1 vài lĩnh vực để tìm hiểu kỹ. Và quan trọng là ko hoang mang khi thấy mung lung, vì chắc chắn bạn sẽ thấy mung lung (sẽ đề cập ở post sau).

Nếu là mục đích #2 thì sẽ ko hoang mang, vì đích và lộ trình đã được người khác vạch sẵn.

Nếu là mục đích #3 thì bạn sẽ đi ngay vào lĩnh vực bạn quan tâm, nhưng đồng thời cũng học rộng ra như #1, vì khi biết rộng thì cũng dễ đào sâu hơn (muốn đào hố sâu thì đường kính hố phải to). Đồng thời bạn cần hiểu được là TLH sẽ giúp bạn làm được gì trong vấn đề mà bạn quan tâm.

Cũng như bất kỳ lý thuyết nào, TLH sẽ giúp bạn làm được 4 việc sau:

  • Mô tả sự việc, hiện tượng. Hiểu biết về vật lý cho phép bạn mô tả hiện tượng chuyển động bằng các khái niệm vật lý. TLH cũng vậy. Thế nên người ta mô tả các hiện tượng TLH bằng cách dùng các khái niệm như OCD, phức cảm, vô thức, v.v.
  • Giải thích hiện tượng. Cũng như với vật lý, bạn sẽ giải thích được tại sao sự việc lại xảy ra như vậy, bằng cách vận dụng hiểu biết về TLH. Tại sao có sấm, liệu có phải do Thần sấm? Tại sao lại có hiện tượng nghiện game, xét từ góc độ TLH?
  • Dự báo tương lai. Một khi nắm được quy luật (định luật), bạn sẽ dự báo được chuyện gì sẽ xảy ra. Hai thiên thể va vào nhau thì sẽ xảy ra chuyện gì? Con người hướng nội kia bị chọc giận thì sẽ xảy ra chuyện gì? Khả năng dự báo chính xác tương lai chính là sự khẳng định rằng lý thuyết là đúng.
  • Điều chỉnh hiện tại để thay đổi tương lai. Sử dụng kiến thức vật lý, người ta có thể tính toán ra cách can thiệp để làm mưa thay vì cầu cúng. Sử dụng kiến thức TLH, bạn có thể giúp người khác thoát khỏi những rối loạn tâm lý, ví dụ qua trị liệu nhận thức - hành vi.

Trong quá trình học, bạn hãy vận dụng kiến thức đang có để làm các việc trên, bạn sẽ có thể đánh giá được tính khả tín của những gì mình học (có những thứ mang danh TLH nhưng thật ra ko khả tín), và trình độ hiện tại.

Cá nhân tôi tự học TLH vì muốn hiểu con mình, khi nó bắt đầu vào tuổi teen. Tôi đã học rộng ra nhưng luôn quay trở lại mục đích này, và dần áp dụng cho 4 việc trên kia. Và tự thấy mình hiểu biết hơn và hành động hiệu quả hơn.

(còn tiếp)

9 Likes

Em cũng đang bối rối về cách tiếp cận. Em có học TLH Đại cương hồi học đại học thì cơ bản là: Lịch sử ngành Tâm lý học, Các trường phái TLH quan trọng - có ảnh hưởng đến ngày nay. Em dự định sẽ học lại 1 lượt theo dạng đại cương, sau đó đi sâu vào 1 trường phái mà mình quan tâm và thấy phù hợp về cách phân tích tâm lý.

Phần 2. Đừng hoang mang khi thấy hoang mang

Nói chung, khi học bất kỳ môn khoa học gì, ta cũng cần hiểu được các khái niệm và quan hệ giữa chúng, và hình thành một bản đồ trong đầu, gồm các điểm và các đường nối. Có sự khác biệt lớn trong quá trình dựng bản đồ giữa các môn KH tự nhiên và KH xã hội như TLH.

Với môn KHTN, các khái niệm là rất rõ ràng và chặt chẽ, nên ta có thể vẽ từng điểm một cách chắc chắn, rồi nối chúng lại. Với môn KHXH, các khái niệm rất trừu tượng, mơ hồ và phải dựa vào nhau để làm rõ, nên ta không thể chốt từng điểm một cách chắc chắn.

Cách học ở đây là, các điểm (khái niệm) chỉ có thể được làm rõ khi các đường nối (quan hệ) được rõ dần. Như vậy, ta phải chấp nhận bắt đầu bằng một bản đồ rất mung lung, rồi từng bước một cùng lúc làm rõ hơn các đường và các điểm, cứ thế lặp đi lặp lại để tấm bản đồ rõ nét dần. Cảm giác hoang mang và bối rối là dễ hiểu trong quá trình này.

Quá trình này giống như sự hình thành của một lưới neuron, các neuron phát triển đồng thời với những kết nối giữa chúng.

Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy việc học gồm 2 quá trình cứ lặp đi lặp lại. Quá trình thứ nhất là ‘học 10 biết 1’, đọc và xem nhiều nhưng thấy chỉ thu hoạch được rất ít và mơ hồ. Quá trình thứ hai là ‘học 1 biết 10’, đến một lúc nào đó tự nhiên lóe sáng, đọc được 1 chút và bỗng kết nối được với rất nhiều các tri thức lờ mờ cũ. Cứ thế lặp lại thành vòng mới.

Một nguyên nhân của khó khăn trong việc học các môn KHXH có lẽ là vì ở trường phổ thông ta chỉ quen với việc học môn KHTN. Các môn như Sử, Địa ở trường phổ thông là môn học ghi nhớ và suy luận, chứ không phải về các khái niệm khoa học trừu tượng. Một nguyên nhân nữa là tiếng Việt thiếu một hệ thống thuật ngữ KHXH đầy đủ và nhất quán, các khái niệm được dịch mỗi lúc một kiểu.

3 Likes