Tình cờ xem chương trình vtv phê phán 2 người nữ chụp ảnh trên đường tàu khi đoàn tàu đang tiến lại. Luận điểm chính, lặp đi lặp lại, của những người dẫn chương trình là đừng làm thế mà nguy hiểm đến tính mạng bản thân: “nếu tàu ko kịp dừng thì chuyện gì sẽ xảy ra với họ”.
Ở đây ta gặp một vấn đề trong giáo dục đạo đức, nhất là cho giới trẻ, liên quan đến quá trình hình thành sự độc lập về nhận thức. Nghiên cứu cho thấy, người ta sẽ có xu hướng làm nếu họ cho rằng đó là quyết định cá nhân, ko ảnh hưởng đến ai khác. Ví dụ nếu họ tin rằng việc sử dụng ma tuý là lựa chọn cá nhân thì việc đó không phi đạo đức.
Nếu lý do để hai người nữ kia ko nên chụp ảnh như vậy là rủi ro cho họ, thì họ sẽ nghĩ là mình đã cân nhắc và làm chủ tình hình, ‘không khiến’ người khác phải lo cho họ. Mạo hiểm có tính kích thích, và nếu ko ảnh hưởng đến ai thì kệ tôi.
Vì thế, cần nhấn mạnh đến ảnh hưởng tiêu cực của hành vi đến người khác. Trong tình huống này là ảnh hưởng đến lái tàu và sau đó là hành khách. Tức là vấn đề đạo đức.
Người ta cũng nhận thấy các chương trình giáo dục đạo đức ở nhà trường ko có tác dụng nếu khiến học sinh hiểu ra thành lựa chọn cá nhân. Ví dụ nếu cứ dọa học sinh là đua xe nguy hiểm đến tính mạng tụi nó, thì ko ăn thua gì vì bọn nó hoàn toàn ý thức được, nhưng muốn tìm cảm giác mạnh và sự tán thưởng của chúng bạn.